Dạo gần đây, tôi rất nhớ nhà và gia đình. Tôi cảm thấy rất cô đơn. Tôi có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu?

Sự cô đơn, mệt mỏi và bức bối mà bạn Duy cảm nhận là những cảm giác rất tự nhiên. Những cảm giác này thường xuất hiện khi bạn phải thích nghi với một môi trường sống mới, do đó bạn đừng quá lo lắng. Thay vì lo âu một mình, bạn nên tham gia vào các buổi họp mặt đồng hương với những người di cư khác cũng tới từ Việt Nam hoặc thường xuyên liên lạc với gia đình.
Ngoài ra, việc ăn uống, nghỉ ngơi có giờ giấc và ngủ đủ giấc cũng rất hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng căng thẳng của bản thân.

Ngoài ra, bạn hãy đến trực tiếp hoặc gọi điện đến các Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc hoặc Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa để được tư vấn. Những cơ quan này đều cung cấp dịch vụ phiên dịch nên bạn có thể nhận được ý kiến tư vấn bằng tiếng Việt từ các chuyên gia. Thêm vào đó, các nhân viên ở đây cũng hỗ trợ liên hệ với các cơ quan chuyên tư vấn hoặc bệnh viện trong trường hợp cần thiết.
=> Tham khảo Chương 8, ‘8.1 Thông tin liên lạc chính’ - Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài thuộc Bộ Lao động Việc làm. Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa - Tham khảo 8.7 ‘Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa’ tại mục Thông tin liên hệ chính, chương 8.


Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa – người nước ngoài
Ở mỗi địa phương đều có Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa. Các trung tâm này sẽ hỗ trợ người di cư để họ có thể thích nghi tốt với cuộc sống ở Hàn Quốc. Một số dịch vụ của các trung tâm này là:
1. Hỗ trợ người di cư học tiếng Hàn/văn hóa Hàn Quốc ..
2. Giáo dục người di cư về gia đình, bình đẳng giới, quyền con người.
3. Hỗ trợ dịch vụ phiên dịch.
4. Cung cấp dịch vụ tư vấn.
Hãy kiểm tra xem gần nơi cư trú của bạn có Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa nào hay không (Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa - Tham khảo 8.7 ‘Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa’ tại mục Thông tin liên hệ chính, chương 8).
Tổng đài Danuri
1577-1366 (có hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt), bạn có thể được cung cấp thông tin và hướng dẫn về những dịch vụ của các trung tâm hỗ trợ người nước ngoài gần nơi cư trú.

Ngoài ra, bạn có thể liên lạc tới cơ quan hỗ trợ về sức khỏe tinh thần tại Việt Nam để được tư vấn bằng tiếng Việt (Cơ quan tư vấn sức khỏe tinh thần tại Việt Nam - Tham khảo ‘8.6 Cơ quan tư vấn sức khỏe tinh thần tại Việt Nam’, mục Thông tin liên hệ chính, Chương 8).

7.3 PHÒNG TRÁNH CHỨNG TRẦM CẢM VÀ TỰ SÁT

Câu chuyện của bạn của Mai: “Hình như bạn tôi bị trầm cảm”

Huyền ơi, dạo này cậu thấy cuộc sống ở Hàn Quốc thế nào? Có tốt không? Cũng lâu rồi, hay là bọn mình gặp nhau rồi nói chuyện nhé?

Dạo này tớ mệt mỏi lắm. Tớ đang nghĩ không biết có nên quay về Việt Nam không. Tớ không ngủ được, tâm trạng luôn buồn bực và không tốt. Ngày hôm qua, vì quá mệt mỏi mà tớ thậm chí còn có suy nghĩ muốn chết.

Người bạn đồng hương của tôi hình như bị trầm cảm. Những lúc như thế này, tôi nên làm gì cho bạn mình? Tôi có thể tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu?

Bạn hãy cùng bạn của mình đến Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài để được tư vấn hoặc sắp xếp một buổi tư vấn qua điện thoại cho người bạn đó. Trung tâm sẽ hỗ trợ phiên dịch tiếng Việt. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện tới Tổng đài Danuri ( 1577-1366) để được cung cấp thông tin về các bệnh viện và cơ quan tư vấn có hỗ trợ phiên dịch tiếng Việt.

Và bạn hãy ghi nhớ 3 điều sau:
1.Đặt câu hỏi: Hãy hỏi họ có suy nghĩ gì về việc tự sát và đặt ra các câu hỏi thăm dò tín hiệu của nguy cơ tự sát.
2.Lắng nghe: Hãy lắng nghe lý do khiến họ nghĩ tới chuyện tự tử và những tâm sự về cuộc sống của họ.
3.Kết nối: Kết nối họ với chuyên gia tư vấn. Hãy giới thiệu cho họ các chuyên gia hoặc cơ quan chuyên môn, nơi họ có thể nhận được sự giúp đỡ.

1. Đặt câu hỏi
Huyền ơi, tớ có thể hỏi vì sao dạo gần đây cậu lại mệt mỏi đến thế không?
2. Lắng nghe
Thì ra là vậy. Hẳn là cậu đã thấy mệt mỏi lắm.
3. Kết nối
Cậu thấy thế nào nếu đi cùng tớ đến trung tâm hỗ trợ người nước ngoài để xin được tư vấn?

Bài khảo sát về trầm cảm

Bạn hãy quét mã QR dưới đây và làm thử bài khảo sát về trầm cảm. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác, bạn cần phải được chuyên gia về sức khỏe tinh thần khám và điều trị.

Link 1

7.4 NGHIỆN ĐỒ UỐNG CÓ CỒN, THUỐC, CỜ BẠC

1. Đặt câu hỏi
Huyền ơi, tớ có thể hỏi vì sao dạo gần đây cậu lại mệt mỏi đến thế không?
2. Lắng nghe
Thì ra là vậy. Hẳn là cậu đã thấy mệt mỏi lắm.
3. Kết nối
Cậu thấy thế nào nếu đi cùng tớ đến trung tâm hỗ trợ người nước ngoài để xin được tư vấn?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *